1 thg 5, 2011

Điều khiển máy tính từ xa không cần vào Windows

Remote Desktop từ lâu đã trở thành công cụ đặc biệt hữu ích với những kĩ thuật viên máy tính. Nó giúp họ có thể hỗ trợ cho khách hàng từ xa để xử lý các lỗi đơn giản, nhưng khi Windows có vấn đề thì sao?
Chắc hẳn khái niệm điều khiển máy tính từ xa (Remote Desktop) đã không còn xa lạ với phần lớn người sử dụng, bởi công nghệ này ngày càng được đơn giản hóa tới mức những người không biết gì nhiều về tin học cũng có thể sử dụng (điển hình như phần mềm TeamViewer). Nhưng các ứng dụng Remote Desktop này vẫn có một hạn chế là bạn chỉ có thể hỗ trợ người khác khi máy tính đã khởi động Windows, cùng với đó là các ứng dụng Remote Desktop đang được bật. Vậy còn khi Windows bị lỗi và bạn muốn tiến hành khắc phục từ xa thì phải làm thế nào? Công cụ mang tên Intel AMT KVM được giới thiệu sau đây sẽ giúp bạn làm việc này.

Intel vPro là nền tảng hỗ trợ quản lý nâng cao được tích hợp bên trong CPU và mainboard của Intel, cho phép kiểm soát và điều khiển máy tính từ xa dựa trên phần cứng. Vì thế, ngay cả khi máy tính đó bị hỏng hoặc chưa cài đặt Windows thì bạn vẫn có thể điều khiển được từ xa. Intel AMT KVM thực chất là phiên bản nâng cấp từ vPro, bổ sung thêm giao diện đồ họa thân thiện hơn so với dạng giao tiếp dòng lệnh phức tạp của phiên bản trước.  
Kiểm tra xem máy tính của bạn có hỗ trợ AMT KVM hay không
Hiện nay, công nghệ AMT mới chỉ được tích hợp trong một số bộ vi xử lý đời mới thuộc dòng Core i5 và Core i7 của Intel. Đặc điểm của CPU hỗ trợ AMT là những chip này có biểu tượng vPro trên logo.
 
Hoặc bạn có thể truy cập vào trang web của Intel tại đây để xem các CPU có hỗ trợ tính năng này.
Ngoài việc CPU có hỗ trợ AMT ra thì Mainboard của bạn còn cần hỗ trợ Intel Embedded Video (Video nhúng) và sử dụng card mạng của Intel. 2 công nghệ này khá phổ biến trên các dòng Mainboard của Intel hỗ trợ Core i5 và Core i7.
Sau khi đã đáp ứng đủ các yêu cầu trên, chúng ta sẽ chuyến sang bước tiếp theo là thiết lập AMT KVM.
Kích hoạt tính năng AMT trên phần cứng
Quá trình này hơi phức tạp một chút. Việc đầu tiên bạn cần làm là vào BIOS bằng cách khởi động máy và nhấn phím Delete. Sau đó, tìm và kích hoạt các chức năng như firmware verbosity, boot verbosity và các tùy chọn liên quan tới AMT.
 
Khởi động lại máy tính, sau khi màn hình BIOS xuất hiện bạn sẽ thấy một màn hình yêu cầu bạn nhấn Ctrl + P để tiếp tục quá trình cài đặt.
 
Nếu là lần đầu tiên AMT được thiết lập, máy tính sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu, mặc định sẽ là “admin” hoặc “P@ssw0rd”. Sau đó, bạn cần phải tạo một mật khẩu mới với độ dài bắt buộc là 8 ký tự bao gồm 1 chữ hoa, 1 chữ thường, 1 chữ số và 1 kí hiệu.
 
Sau khi đã đăng nhập vào, bạn tìm đến mục Intel Management Engine để tiếp tục.
 
Sau đó chọn Active Network Access.
 
Màn hình cảnh báo sẽ hiện ra, nhấn phím Y để tiếp tục.
 
Bên trong mục Intel Network Setup, chọn Intel ME Network Name Settings.
Bạn điền tên máy vào phần Host Name. Lưu ý là bạn nên điền đúng với tên máy của mình để tránh những rắc rối có thể gặp khi sử dụng DNS. Sau đó quay trở lại menu chính và chọn Intel AMT Configuration -> Manageability Feature Selection. Bấm Y khi menu cảnh báo xuất hiện ta sẽ thấy Manageability Feature Selection đã được Enabled.
 
Sau đó, chuyển tất cả chế độ của mục SOL, IDER, và Legacy Redirection Mode thành Enabled.
 
Quay trở lại menu trước đó, ta chọn Manageability Feature Selection. Bây giờ, bạn cần kích hoạt KVM Feature Selection.
 
Bước cuối cùng bạn cần làm là bật chức năng điều khiển từ xa (Remote Control) trong mục Opt – in Configurable from remote IT.
 
Sau đó bạn ấn Esc cho tới khi nào có thông báo hỏi bạn chắc chắn muốn thoát và ấn Y để xác nhận. Như vậy là các thiết lập cho AMT đã hoàn thành, bây giờ chúng ta  sẽ chuyển sang bước tiếp theo.
Kết nối tới máy tính đã thiết lập AMT
Để làm việc này ta cần cài đặt phần mềm Manageability Developer Tool Kit của Intel trên máy dùng để điều khiển download tại đây.
   
Sau khi chương trình đã được cài đặt thành công, bạn tiến hành chạy và chọn Add Known Computer.
   
Điền đầy đủ thông tin của máy mà ta định điều khiển (Client).
 
Sau đó click Connect để kết nối.
 
Tiếp đến, bạn cần chỉnh sửa lại một số tùy chọn trong mục Remote Control.
 
Khi Click vào Redirection Port Enabled, 1 cửa sổ mới sẽ xuất hiện.
 
Chuyển từ Enabled – Redirection Port Only sang Enabled – All Ports trong mục KVM State rồi click OK. Quay trở lại menu Remote Control ở trên và chọn KVM Viewer Standard Port.
 
Một cửa sổ xuất hiện cho phép bạn thao tác trên Client như khi sử dụng các phần mềm điều khiển từ xa, biểu tượng máy tính ở góc phải trên cùng cho biết bạn đang kết nối tới Client thông qua AMT KVM. Tuy nhiên, có một chút bất tiện khi logo VNC ở bên phải chiếm khá nhiều diện tích. Để gỡ bỏ nó, bạn cần download chương trình VNC Viewer tại đây.
 
Sau khi cài đặt, bạn chạy chương trình và điền password AMT KVM đã thiết lập ở trên.
 
Lúc này logo VNC đã được gỡ bỏ. Bản VNC Viewer Plus có thêm vài chức năng khác so với bản miễn phí như cho phép bạn khởi động lại và truy nhập BIOS hay cài Windows từ xa bằng file iso. Tuy nhiên, bạn phải trả 99$ cho phần mềm này.
 
Trước khi kết nối bằng VNC Viewer Plus bạn cần mở Intel Manageability Developer Tool Kit để sử dụng AMT KVM.
Sau đó, chỉnh lại thông số KVMState thành Enabled – Redirection Port Only. Và cuối cùng bạn chỉ cần tiến hành connect như bình thường.
 
Lúc này, 1 thanh công cụ đã hiện ra với đầy đủ các chức năng mà bản free còn thiếu như bật hoặc tắt máy, encryption connection (kết nối có mã hóa)...
Công nghệ AMT KVM của Intel đã mở ra thêm một lựa chọn trong việc điều khiển máy tính từ xa, ngay cả khi máy tính gặp sự cố như hỏng Windows bạn vẫn có thể khắc phục nếu như máy tính đó có cài đặt AMT. Tuy nhiên nhiều người tỏ ra lo ngại nếu trong tương lai các CPU của Intel đều hỗ trợ chức năng này thì biết đâu kẻ xấu có thể lợi dụng nó để đánh cắp thông tin trong máy tính của họ ngay cả khi máy họ không bật, khi đó thì hậu quả thật khó lường.
Tất nhiên, vào thời điểm này thì công nghệ này vẫn còn đòi hỏi quá nhiều thiết bị đi kèm mới có thể thực hiện được, nên việc sử dụng AMT KVM vào thời điểm này vẫn chỉ có thể mang tính tham khảo.
Theo: HowToGeek 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét